• Top 9 Công Ty Sản Xuất Nồi Hơi Điện Giá Rẻ
  • Tin tức

    TBKTSG Online) – Từ 2015 đến 2020 chính quyền TPHCM sẽ dành 500 héc ta đất để thu hút các dự án đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ tại các khu công nghiệp. Ngoài ra, thành phố sẽ thí điểm xây 100.000 m2 diện tích sàn nhà xưởng cao tầng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

    Theo báo cáo chuyên đề của UBND thành phố ngày 12-8 về phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2015 – 2020, mục tiêu của thành phố trong 5 năm tới là phát triển công nghiệp hỗ trợ để thúc đẩy chỉ số phát triển công nghiệp của thành phố tăng bình quân 7%/năm.

    Ngoài việc dành diện tích đất thu hút đầu tư, xây nhà xưởng cao tầng nói trên, chính quyền thành phố sẽ ưu tiên thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho 4 ngành công nghiệp trọng yếu gồm cơ khí chế tạo; điện tử - công nghệ thông tin; hóa dược – nhựa – cao su; chế biến tinh lương thực thực phẩm.

    Cụ thể, diện tích đất dành thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ trong vài năm tới gồm 50 héc ta tại Khu Công nghệ cao, 369 héc ta tại các khu công nghiệp Hiệp Phước, Lê Minh Xuân và Khu công nghiệp Ô tô TPHCM.

    Theo UBND thành phố, theo kinh nghiệm ở các nước, thì lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được tập trung chủ yếu ở doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Trên địa bàn thành phố có đến 95% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa nhưng do chưa có định hướng, giải pháp, cơ chế chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển nên công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển.

    Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ do 70% linh kiện vật tư, nguyên liệu phải nhập khẩu, chất lượng sản phẩm chưa cao, vốn thấp, tài sản thế chấp ít, không đáp ứng đủ điều kiện để vay vốn.

    Ngoài ra, cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của trung ương chưa giúp gì nhiều doanh nghiệp bởi phạm vi ưu đãi quá rộng, cào bằng, thủ tục tiếp cận rất nhiêu khê, chưa tạo thị trường đủ sức hấp dẫn phát triển công nghiệp hỗ trợ …

    Trong khi đó, nhìn ra các nước như Nhật Bản từ năm 1940 đã có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sản xuất linh kiện cho ngành cơ khí, Hàn Quốc từ những năm 1970 cũng thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh nghiệp lớn, thực thi chính sách “nội địa hóa, hạn chế nhập khẩu” hoặc Thái Lan, Malaysia cũng có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển trong những năm gần đây.